Đây là thực tế được các Đại biểu Quốc hội chỉ ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà diễn ra chiều 4/6.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Vũ “nhôm” nói lời sau cùng: Mong toà tin Trần Phương Bình để tuyên bị cáo vô tội
- HOT: Chiều ngày 29/5/2019 Kim Phong Land chính thức chào thị trường BĐS 31 lô ven sông
- Biểu hiện “lạ” của Vũ “nhôm
Theo đó, tại phiên chất vấn, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã nêu tình trạng các khu đô thị xây dựng tràn lan không có người ở; nhà siêu mỏng, siêu méo tại nhiều đô thị mà chưa được khắc phục. Nữ đại biểu yêu cầu Bộ Xây dựng cho biết cần thời gian bao lâu để giải quyết căn bản tình trạng này?
Trả lời chất vấn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, trong những năm qua, quá trình đô thị hoá nhanh chóng đã đạt được kết quả tích cực. Hiện Việt Nam có 828 đô thị, tốc độ đô thị hoá đạt 38,5%, các đô thị phát triển nhanh chóng, diện mạo đô thị ngày càng khang trang, khu vực đô thị chiếm tỷ trọng cao ở tất cả chỉ số chủ yếu nền kinh tế, đời sống người dân được nâng cao.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng thừa nhận những tồn tại mà các đại biểu nêu. Việc phát triển đô thị một cách nhanh chóng hiện nay đã dẫn tới tình trạng tính toán sai cấu trúc không gian, cũng như chỉ tiêu hạ tầng và các chỉ tiêu khác. Điều này dẫn đến các dự án đầu tư thiếu căn cứ; chất lượng quy hoạch thấp do định mức, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng còn thiếu nên trong tính toán xây dựng quy hoạch có thiếu sót.
Vị tư lệnh ngành cho biết, các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương tuy có cố gắng nhưng còn hạn chế trong kiểm soát xây dựng nên có xảy ra tình trạng xây dựng nhà cao tầng trong nội đô, xây dựng khu đô thị không đi kèm quy hoạch hạ tầng, hạ tầng xã hội. Khi xây dựng công trình giao thông không đi kèm giải pháp xử lý nhà ở lại nên để tồn tại tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, việc đánh giá thực thi pháp luật về xây dựng ở một số địa phương còn chưa nghiêm túc trong thực tế nhưng cơ quan quản lý chưa kịp thời nắm bắt, kiến nghị xử lý. Bộ Xây dựng xin nhận trách nhiệm trước các đại biểu Quốc hội về tình trạng này.
Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, thứ nhất là nâng cao chất lượng quy hoach bảo đảm tính khả thi của quy hoạch. Đồng thời, tiến hành kiểm soát thực hiện dự án đầu tư đúng quy hoạch. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền để người dân biết về quy hoạch; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực này. Bộ trưởng tin tưởng, tới đây, khi hoàn thiện pháp luật, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thì những hạn chế này sẽ giảm đi.
Theo Pháp luật tuổi trẻ